HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ GDTC, HOẠT ĐỘNG THỂ THAO VÀ YTTH 20 - 21
Thứ tư - 11/11/2020 05:18
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông hướng dẫn các trường tiểu học, THCS thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2019 - 2020
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:1065/PGDĐT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2020 - 2021
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Đông, ngày 29 tháng 10 năm 2020
Kính gửi: Ông (bà) Hiệu trưởng các trường Mầm non, tiểu học, THCS. Thực hiện Công văn số 3676/SGDĐT-CTTT ngày 23/10/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2020 - 2021. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông hướng dẫn các trường tiểu học, THCS thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2019 - 2020 như sau: A. NHIỆM VỤ CHUNG Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 ban hành theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án "Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025" ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, đề án liên quan đến GDTC, YTTH. Nâng cao chất lượng GDTC và hoạt động thể thao trường học nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, trang bị kiến thức, kỹ năng, hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh; củng cố, kiện toàn và tăng cường hiệu quả hoạt động YTTH, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh, bệnh, tật học đường, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 và các bệnh không lây nhiễm đối với trẻ em, học sinh; Triển khai thực hiện Đề án đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng các hoạt động vận động nhằm nâng cao thể chất, tầm vóc của trẻ em. Tiếp tục triển khai xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh về phòng, tránh tai nạn đuối nước, đặc biệt vào các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ; khuyến khích dạy bơi kết hợp với hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh đuối nước cho học sinh; tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện giảng dạy hiệu quả môn học GDTC, các hoạt động thi đấu thể thao học sinh, nhà giáo, cán bộ quản lý (CBQL); nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo, CBQL làm công tác GDTC, hoạt động thể thao và YTTH từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ I. Công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học 1. Công tác giáo dục thể chất - Tổ chức các hoạt động GDTC gắn liền với nội dung môn học nhằm đa dạng hóa các hoạt động vận động, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất; duy trì tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp trường, cụm trường cho học sinh và thành lập các đội tuyển thể thao tham gia thi đấu các môn thể thao học sinh Tiểu học, THCS cấp Quận. - Đẩy mạnh việc thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ thể thao trong cơ sở giáo dục duy trì việc tập luyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy các bài võ cổ truyền, võ Vovinam... phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; tăng cường ứng dụng cộng nghệ thông tin, hướng dẫn khai thác, sử dụng và tham gia các hoạt động giáo dục thể chất trên không gian mạng an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác xã hội hóa, các chương trình, dự án hỗ trợ nhằm phát triển công tác giáo dục thể chất và phong trào thể thao trường học; - Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC, đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức. Đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo hứng thú, yêu thích của học sinh đối với GDTC. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá thể lực học sinh theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh. - Chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thể dục đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới; Cử cán bộ, giáo viên làm công tác GDTC và thể thao trường học tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, học liệu dạy và học do Phòng GDĐT, Sở GDĐT tổ chức. - Tiếp tục triển khai Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 của Bộ GDĐT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch 398/KH-BGDĐT ngày 09/5/2019 về việc thực hiện Kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị nâng cao chất lượng GDTC và thể thao trường học trong ngành GDĐT. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác GDTC, hoạt động thể thao; công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trong nhà trường.
2. Hoạt động thể thao trường học - Đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao trong nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh, cán bộ, công chức, viên chức người lao động được thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu nhằm duy trì, nâng cao sức khỏe, thể lực phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học. - Các trường Tiểu học, THCS tổ chức thi đấu các môn thể thao cấp trường; tuyển chọn, thành lập đoàn vận động viên học sinh tham gia Giải thi đấu các môn thể thao học sinh Tiểu học, THCS quận Hà Đông năm học 2020-2021. - Tăng cường công tác xã hội hóa, tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm phát triển phong trào thể thao trường học; đầu tư kinh phí, xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tốt việc tập luyện thể dục, thể thao (bể bơi, nhà tập đa năng, trang thiết bị...). 2.1. Các hoạt động thể thao trường học - Các trường Tiểu học, THCS căn cứ điều kiện thực tế, chỉ đạo tổ chức các giải thể thao cấp trường, cụm trường cho học sinh tham gia thi đấu. - Tổ chức thi đấu các môn thể thao cấp trường; tuyển chọn, thành lập đoàn vận động viên học sinh tham gia Giải thi đấu các môn thể thao học sinh Tiểu học, THCS quận Hà Đông năm học 2020-2021(Điều lệ thi đấu các môn sẽ ban hành sau). Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia các giải thi đấu thể thao Thành phố và Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2021 tại tính Thái Nguyên và Nam Định. 2.2. Các môn thi đấu tại Giải thi đấu các môn thể thao học sinh Tiểu học, THCS quận Hà Đông năm học 2020 - 2021 (dự kiến tổ chức 7 môn) như sau: 1. Điền kinh (Tiểu học, THCS) nam, nữ; 2. Bóng bàn (Tiểu học,THCS) nam, nữ; 3. Bóng đá nam (Tiểu học; THCS); 4. Cầu lông (THCS) nam, nữ; 5. Đá cầu (Tiểu học, THCS) nam, nữ; 6. Thể dục Aerobic (Tiểu học, THCS) nam, nữ; 7. Cờ vua (Tiểu học,THCS) nam, nữ. + Các trường Tiểu học và THCS tổ chức thi đấu các môn thể thao cấp trường và thành lập đội tuyển tham gia thi đấu cấp Quận từ 03 môn trở lên. 3. Công tác phòng, chống tai nạn đuối nước - Các nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về cách nhận biết nguy cơ đuối nước; hình thành ý thức, thói quen nếu không biết bơi tuyệt đối không được xuống nước khi không có sự giám sát, đồng ý của người lớn; học sinh biết bơi phải bơi ở những nơi an toàn; hướng dẫn các em kỹ năng cứu đuối an toàn, phòng ngừa các vụ đuối nước tập thể đáng tiếc xảy ra. - Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho giáo viên, hàng ngày dành thời gian nhắc nhở khuyến cáo các em trên đường đi học và thời gian nghỉ tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng. - Lồng ghép nội dung giáo dục ý thức, kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong các giờ học thể dục; tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền về tác hại, ảnh hưởng của đuối nước, giải pháp phòng ngừa. - Tăng cường tổ chức dạy bơi kết hợp dạy các kỹ năng an toàn khi bơi cho học sinh trong và ngoài nhà trường bằng các hình thức phù hợp và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực thu hút các em tích cực tham gia phòng, tránh đuối nước. II. Công tác Y tế trường học 1. Đề cao trách nhiệm, tăng cường quán triệt, triển khai nghiêm Lời kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ GDĐT, UBND Thành phố Hà Nội và Sở GDĐT Hà Nội. Tuyệt đối không chủ quan, lơi lỏng; nắm chắc tình hình, dự báo, chủ động và phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch, kịch bản, kịp thời đề ra các giải pháp hữu hiệu sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong trường học. 2. Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về công tác YTTH; củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác YTTH bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu đối học sinh trong các nhà trường tập trung vào các nội dung sau: - Kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh, xây dựng kế hoạch, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu, bố trí nhân lực, kinh phí và tổ chức thực hiện các hoạt động YTTH theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác YTTH; Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 27/8/2020 của UBND Thành phố về việc triển khai công tác YTTH năm học 2020 - 2021. Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 10/9/2020 của Ban chỉ đạo Y tế học đường quận Hà Đông về triển khai công tác YTHĐ năm học 2020-2021. - Thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 3508/KH-SGDĐT ngày 24/8/2018 của Sở GDĐT về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” ngành GDĐT. - Phối hợp với trạm y tế phường tổ chức các hoạt động phòng, chống các dịch bệnh trong trường học, chú trọng phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm và các dịch, bệnh mới xuất hiện theo các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch, bệnh của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ GDĐT và UBND Thành phố, UBND Quận, đặc biệt thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh của Sở GDĐT, Phòng GDĐT; phấn đấu không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường. Thực hiện cung cấp đủ nước ăn uống, sinh hoạt; đảm bảo các điều kiện nhà vệ sinh trường học theo Công văn số 3064/SGDĐT-CTTT ngày 23/7/2018 về việc thực hiện các Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3 và tháng 4 của Chính phủ. Tổ chức kiểm tra chuyên đề vệ sinh trường học. 3. Thực hiện các quy định về công tác an toàn trường học, đảm bảo môi trường trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn; tổ chức bữa ăn nội trú, bán trú trong các nhà trường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em, giáo dục dân số, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh; tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc cho trẻ uống sữa, sản phẩm sữa cho trẻ em, học sinh phải đảm bảo chất lượng theo quy định. - Thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) theo Luật ATTP; Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo ATTP trong các cơ sở giáo dục; hướng dẫn của cơ quan lý nhà nước về ATTP (Công văn số 3287/BCĐ-ATTP ngày 06/8/2019 của Ban chỉ đạo công tác ATTP Thành phố đính kèm); Kế hoạch công tác ATTP và tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành GDĐT; phấn đấu không để xẩy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học. - Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Có kế hoạch thống kê, kiểm soát, bảo quản, thu gom và xử lý các hóa chất độc hại nguy hiểm trong các nhà trường; rà soát, kiểm tra, thống kê toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ việc dạy, học; thiết bị phục vụ các hoạt động vui chơi, sinh hoạt của học sinh (phòng học, đồ dùng thí nghiệm, trường rào, lan can...trong khuôn viên nhà trường), kịp thời sửa chữa, hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền phương án sửa chữa, thay thế, khắc phục tình trạng cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã cũ, quá hạn có nguy cơ xảy ra tai nạn, nhằm đảm bảo an toàn đói với học sinh và các thầy cô giáo. Tăng cường giáo dục học sinh kỹ năng phòng, tránh các loại hình tai nạn thương tích trong nhà trường và ngoài cộng đồng. Thực hiện xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích theo chỉ đạo của Bộ GDĐT và UBND thành phố. - Xây dựng “Trường học không khói thuốc”; thực hiện nghiêm các quy định về cấm bán và hút thuốc lá, cấm bán và sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường học; không uống rượu, bia và các chất có cồn trước và trong khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Học sinh dưới 18 tuổi không được mua và sử dụng thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn. 4. Triển khai thực hiện Quyết định số 1978/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2019 của Bộ GDĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025": Duy trì hoạt động đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh tại trường (cân, đo chiều cao, đánh giá BMI), xây dựng thực đơn bữa ăn bán trú cho trẻ mầm non, học sinh Tiểu học, THCS đảm bảo ATTP, cân đối về dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm, dễ chế biến, hợp khẩu vị, giá thành hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, gia đình và nhà trường; các trường tiểu học tổ chức bán trú triển khai thực hiện Công văn số 867/SGDĐT-CTTT ngày 30/3/2017 của Sở GDĐT về việc triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” theo Quyết định số 196/QĐ-BGDĐT ngày 16/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và công văn số 998/PGD&ĐT ngày 23/10/2020 của PGD&ĐT về việc tiếp tục triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng”. Tiếp tục tổ chức cho trẻ uống sữa tại các trường mầm non, tiểu học đảm bảo an toàn, đạt mục tiêu của Đề án Chương trình Sữa học đường; tăng cường tuyên truyền về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, ý nghĩa nhân văn và lợi ích của Đề án Chương trình Sữa học đường đối với tầm vóc và sức khỏe trẻ em; tích cực vận động phụ huynh tham gia đạt tỷ lệ cao nhất. 5. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 3852/KH-SGDĐT ngày 14/9/2019 về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác dân số trong tình hình mới” ngành GDĐT. Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phát huy quyền tham gia của trẻ em, khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến trong các bài giảng, các hoạt động truyền thông, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản… 6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Tổ chức các hoạt động truyền thông tại trường học hưởng ứng Ngày nước thế giới (22/3); Ngày toàn dân hiến máu nhân đạo (7/4); Ngày Sức khỏe Thế Giới (7/4); Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (15/4-15/5); Tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường; Ngày thế giới không thuốc lá (31/5); Ngày môi trường thế giới (5/6); Ngày vệ sinh yêu nước (2/7); Tháng hành động vì trẻ em (từ 1-30/6); Tuần lễ tiêm chủng (9-15/5); ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12) và các sự kiện, hoạt động liên quan đến sức khỏe học sinh. 7. Thực hiện các quy định về hoạt động Chữ Thập đỏ trong trường học theo Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Chương trình phối hợp số 02/CTPH-CTĐ-GDĐT-ĐTN ngày 27/9/2017 giữa Thành hội Chữ Thập đỏ, Sở GDĐT và Thành Đoàn Hà Nội về việc phối hợp thực hiện công tác thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ giai đoạn 2016 - 2021. Tập trung kiện toàn tổ chức Hội, Chi hội, bồi dưỡng Đội Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường học. Tổ chức các hoạt động quyên góp từ thiện, nhân đạo mang ý nghĩa nhân văn và giáo dục lòng nhân ái cho học sinh trên tinh thần tự nguyện, không định mức, giao chỉ tiêu. 8. Tham gia và tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ YTTH. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về công tác YTTH. Xây dựng và phổ biến các mô hình tốt về công tác YTTH tại địa phương, tổng hợp và báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu triển khai và nhân rộng. 9. Kiểm tra và đánh giá: Các đơn vị trường học rà soát các hoạt động, tự kiểm tra công tác YTTH (theo mẫu) gửi kết quả kèm theo báo cáo công tác YTTH năm học 2020 - 2021 (theo mẫu) về Ban Chỉ đạo công tác YTTH quận; Các trường mầm non, tiểu học, THCS báo cáo phòng GDĐT chậm nhất ngày 25/5/2021. Các nhà trường chủ động phối hợp với trạm y tế phường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của các nhà trường. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS căn cứ hướng dẫn này chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trên tại đơn vị tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. - Tổng hợp báo cáo sơ kết nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2020 – 2021: học kỳ I trước ngày 10/01/2021; tổng kết năm học trước ngày 25/5/2021. Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ kiểm tra, đánh giá xếp loại thi đua các đơn vị theo những chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ năm học. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc liên hệ về Phòng Giáo dục và Đào tạo để phối hợp giải quyết,( đồng chí Đạt, ĐT: 0987517583, địa chỉ email: [email protected])./.